9 BƯỚC KINH DOANH THỨC ĂN NHANH TẤP NẬP KHÁCH GHÉ QUA

Nếu bạn đang có ý tưởng kinh doanh thức ăn nhanh để tận dụng thời gian rảnh rỗi. Hoặc đơn giản coi đây là mô hình khởi nghiệp của mình thì hãy tham khảo ngay bài viết sau đây nhé. Đọc để hiểu cách lập kế hoạch một cách bài bản, dự toán chi phí chính xác, có chiến lược tăng doanh thu đúng đắn nhé.

Theo một khảo sát mới nhất của hãng nghiên cứu thị trường Decision Lab, giới trẻ Việt tiêu tốn 13.000 tỷ đồng/tháng dành cho việc ăn vặt. Với nhu cầu “khổng lồ” ấy, làm sao để có thể khai thác nó một cách hiệu quả nhất? Sau đây là một số lời khuyên sẽ giúp bạn lập kế hoạch kinh doanh thức ăn nhanh “siêu lợi nhuận”.

kinh-doanh-thuc-an-nhanh-tap-nap-khach-1

Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu

Đây là bước đầu tiên và trước hết nếu bạn muốn bước chân vào kinh doanh bất kì một mặt hàng nào. Khi mở cửa hàng ăn nhanh, khách hàng tiềm năng nhất là những người từ 10-35 tuổi, trong khoảng này lại chia thành 3 tập con với đặc điểm hoàn toàn khác nhau:

Nhóm từ 10-18 tuổi: Độ tuổi học sinh thường rất thích những món ăn nhanh nhiều màu sắc, có hương vị hấp dẫn. Tuy nhiên, đối tượng này thường bị phụ thuộc vào bố mẹ, nên bạn có thể thu hút sự quan tâm của phụ huynh bằng cách tặng kèm những món đồ chơi, đồ dùng học tập,…

Nhóm từ 18-25 tuổi: Đối tượng này chủ yếu thích những món ăn giòn, đậm đà hơn, yêu thích vị cay,… Đặc biệt, họ thường tụ tập đi ăn theo nhóm để vừa ăn nhưng cũng vừa có thể trò chuyện, giao lưu với nhau. Đây là một lưu ý về thiết kế quán ăn nhanh để thu hút đối tượng khách hàng này.

Nhóm từ 25- 35 tuổi: Đối tượng này hoàn toàn tự lập về kinh tế và cực kỳ khó tính trong việc ăn uống, họ thường đặt món theo nhóm nên nếu chỉ 1 người không hài lòng là cả nhóm sẽ bị ảnh hưởng theo. Người đặt món sẽ không gọi lại nữa. Vậy hãy đảm bảo món ăn của bạn phải thật ngon, thực đơn phải đa dạng để họ đổi món thì bạn mới có thể giữ chân khách hàng “khó tính” này.

Bước 2: Đặt tên cho cửa hàng ăn nhanh

Một cái tên hay, ấn tượng, dễ nhớ quyết định trực tiếp tới việc khách hàng có nhớ tới bạn lần sau hay không. Nhưng đặt tên cũng phải có nghệ thuật nhé:

  • Cửa hàng bán trực tiếp

Đặt tên nhà hàng ăn nhanh đơn giản nhất phải gắn với tên sản phẩm, tên đặc điểm của sản phẩm mà chúng ta kinh doanh. Một số cái tên đi cùng năm tháng với kiểu đặt tên này: Nhà hàng lẩu nướng, Xiên chiên 10k,…

Nếu bạn may mắn mở cửa hàng ăn nhanh tại những địa điểm nổi tiếng, có nhiều đặc sản nổi tiếng, thì hãy tận dụng ngay sự nổi tiếng đó để đặt tên cho cửa hàng của mình. Cách đặt tên này cực kỳ hiệu quả khi giới thiệu với khách du lịch tại mỗi vùng: Phở bò Nam Định, Thịt chua Phú Thọ, Gà 365…

Tuy nhiên với cách đặt tên trên khá là chung và không có sự khác biệt , có thể cửa hàng của bạn sẽ bị nhấn chìm dưới “ đáy biển” so với các cửa hàng ăn nhanh khác.

Vậy hãy thử phá cách bằng cách đặt tên theo đặc điểm cá nhân: Xôi bà Sử, Cháo bà Năm Tây Hồ,…Đôi khi một số cái tên “kỳ quặc” sẽ cực kỳ kích thích sự tò mò của khách, nó sẽ giúp bạn kéo về lượng khách hàng đông đảo trong thời gian ngắn.

  • Kinh doanh thức ăn nhanh online

Đặt tên là bước quan trọng nhất khi bạn bắt tay vào kinh doanh thức ăn nhanh online. Bạn cần phải chọn cho mình một cái tên càng hay, càng độc đáo càng tốt và quan trọng hãy đảm bảo rằng nó là duy nhất.

Một số quy tắc khi đặt tên thương hiệu online:

  • Dễ đọc, dễ nhớ, không gây nhầm lẫn hiểu lầm
  • Liên quan trực tiếp tới sản phẩm hay đặc điểm của khách hàng
  • Độc, lạ, duy nhất.
  • Tên có thể dịch sang nhiều tiếng nước ngoài càng tốt.

Bước 3: Dự toán vốn khi kinh doanh thức ăn nhanh

Kinh doanh thức ăn nhanh là một trong những hình thức kinh doanh ít vốn nhất. Mở cửa hàng đồ ăn nhanh với quy mô cỡ vừa thường mất số tiền dao động từ 10 triệu – 50 triệu đồng tùy theo quy mô.

Kinh doanh thức ăn nhanh vỉa hè là hình thức ít vốn nhất, bạn chỉ cần chuẩn bị số tiền từ 10-15 triệu để chuẩn bị mọi thứ. Với bán hàng trực tiếp tại cửa hàng và kinh doanh online thì chi phí lớn hơn khoảng từ 20 triệu tới 35 triệu, chưa tính tới số tiền trung bình khoảng 10 triệu/ tháng bạn phải trả khi thuê mặt bằng mở quán ăn nhanh.

Nếu có điều kiện hơn và yêu thích sự an toàn bạn nên lựa chọn hình thức kinh doanh nhượng quyền đồ ăn nhanh. Có thể chi phí ban đầu khá lớn khiến nhiều bạn e ngại (để được nhận nhượng quyền một cửa hàng nổi tiếng bạn phải trả hàng triệu USD: McDonald’s (1 – 2 triệu USD), KFC (1,3 – 2,5 triệu USD),…hay từ 124.000 đến 300.000 USD với các thương hiệu như Subway,…).

Thế nhưng đây lại là hình thức mở cửa hàng thức ăn nhanh mang lại lợi nhuận nhanh nhất .

Bước 4: Tìm địa điểm kinh doanh thức ăn nhanh

  • Mở cửa hàng đồ ăn nhanh bán trực tiếp

Địa điểm đóng vai trò quan trọng trong việc buôn bán, đặc biệt đối với mặt hàng đồ ăn nhanh. Bạn cần phải chọn một địa điểm đông “dân”: trước cổng trường học, trường đại học, những khu vui chơi giải trí, khu thể thao,…

Hoặc nếu bạn không thể mở cửa hàng ở những nơi như vậy, hãy chắc chắn cửa hàng bán đồ ăn nhanh của bạn nằm trên những đường lớn, không bị che chắn bởi bất kỳ vật cản nào nhé.

  • Kinh doanh thức ăn nhanh online

Khác với bán hàng trực tiếp, hình thức này bạn có thể đặt “cửa hàng” của mình trên:

  • Facebook, Instagram dưới dạng fanpage, trang bán hàng,…
  • Sàn giao dịch điện tử: Shopee, Now,…
  • Trên chính website của mình.

Ngoài ra, để được hỗ trợ ship đồ ăn nhanh nhất bạn nên lựa chọn sử dụng phần mềm quản lý quán ăn có tích hợp với đối tác giao vận. Giúp quá trình vận chuyển thuận lợi, phí ship thấp, kinh doanh online dễ dàng hơn nhé.

Hiện nay phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn Sapo FnB cho phép bạn quản lý nhiều đối tác vận chuyển trên một giao diện duy nhất. Dễ dàng sử dụng và thao tác, tiết kiệm chi phí vận hành.

Bước 5: Trang trí, thiết kế quán ăn nhanh

Bước này đặc biệt chỉ dành riêng đối với những cửa hàng bán đồ ăn nhanh trực tiếp.

Làm sao để thiết kế quán ăn nhanh với thiết kế siêu lợi nhuận?

Với ý tưởng mở cửa hàng thức ăn nhanh, bạn phải chắc chắn rằng có một địa điểm thoải mái, tiện lợi để khách hàng trực tiếp thưởng thức món ăn ngay tại tiệm.

Bởi vậy, theo kinh nghiệm của một số chủ cửa hàng, diện tích cửa hàng ăn nhanh không dưới 120m2 sẽ phù hợp nhất. Với diện tích này, sau khi trừ đi phần diện tích để chế biến, trình bày đồ ăn ta chỉ còn diện tích dành cho khoảng 80 người ăn nếu tính trung bình 1 bàn ăn tối đa phục vụ 4 người.

Không gian, địa điểm ăn uống là một yếu tố quyết định đối với một doanh nghiệp kinh doanh thức ăn nhanh. Cửa hàng này có tiện lợi, gọn gàng, thoải mái hay không? Là điều đầu tiên tác động đến trải nghiệm của khách hàng, đồng thời là vũ khí tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác.

Những sai lầm thường gặp đối với thiết kế quán ăn nhanh.

Không gian cửa hàng nhỏ có thể giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí và có thể đạt lợi nhuận cao hơn trong thời điểm đầu, nhưng về lâu dài khách hàng hoàn toàn có thể bỏ rơi bạn để tìm tới một cửa hàng có dịch vụ tốt hơn. Bạn sẽ tự tay đánh mất khách hàng của mình vào tay đối thủ cạnh tranh đấy.

Ngược lại, với thiết kế quán ăn nhanh quá lớn (trên 152m2) thì tỷ lệ khách hàng chỉ tăng thêm khoảng 11%, nhưng tiền thuê mặt bằng cửa hàng tăng đến 30%. Nếu cửa hàng không có khả năng khai thác hết được không gian đó dẫn tới sự lãng phí nguồn lực, gây tổn thất cho cửa hàng.

Bước 6: Thiết kế menu đồ ăn ngon, hấp dẫn

Thực tế đã chứng minh, những cửa hàng ăn có sự đầu tư bài bản vào menu thường có lượng khách hàng đông hơn và đặc biệt tỷ lệ khách quay trở lại là cao hơn hẳn. Bởi vì sao?

Menu có đầy đủ thông tin: giá, thành phần, mô tả hương vị giúp khách hàng chủ động trong chọn món.

Menu có nhiều món còn kích thích tính tò mò khiến khách hàng quay trở lại thưởng thức những món họ chưa thưởng thức bao giờ.

Bước 7: Mua phần mềm quản lý quán ăn nhanh

Một yếu tố tưởng như nhỏ bé nhưng lại góp phần quan trọng vào thành công trong kinh doanh thức ăn nhanh đó là phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn.

  • Lên order cho khách nhanh: Nhân viên phục vụ có thể xem sơ đồ bàn trực quan theo phòng, tầng để xếp bàn cho khách, lấy yêu cầu gọi món của khách ngay trên thiết bị cầm tay như điện thoại, tablet
  • Không sai sót, nhầm lẫn order: Phiếu gọi món từ nhân viên order sẽ chuyển thẳng đến quầy bar/ bếp và chế biến
  • Thanh toán chính xác, nhanh chóng: Khi nhân viên phục vụ gửi yêu cầu thanh toán, hóa đơn sẽ được tự động chuyển sang danh sách chờ thanh toán giúp thu ngân dễ dàng biết bàn nào đang cần thanh toán để tính tiền cho khách.
  • Xem báo cáo kinh doanh mọi lúc mọi nơi: Quản lý nhà hàng có thể xem báo cáo về tình hình kinh doanh, bao quát hoạt động của nhà hàng qua ứng dụng bất cứ lúc nào.

Nhắc đến quán ăn nhanh thì yếu tố “Nhanh” luôn đặt lên vị trí quan trọng. Chính vì thế bạn nên trang bị ngay một phần mềm order tại  bàn để giảm thời gian phục vụ.

Tránh trường hợp quán thì đông khách mà nhân viên cứ phải chạy đi chạy lại giữ bàn ăn và bếp để gọi món, thật thiếu chuyên nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, Blog Sapo gợi ý ngay cho bạn top 5 phần mềm order xịn nhất hiện nay, cùng khám phá xem chúng sẽ làm được những gì nhé.

Bước 8: Tiếp thị của hàng ăn nhanh

Nói tới tiếp thị đồ ăn nhanh có hai hình thức chính: Tiếp thị online và offline. Hiện nay, hình thức tiếp thị online được các chủ cửa hàng áp dụng phổ biến hơn và cũng mang lại hiệu quả nhất:

Quảng cáo trực tuyến

Youtube, Facebook hiện nay đã trở thành công cụ tìm kiếm lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau “ông lớn” Google và phần lớn trong số đó là người trẻ tuổi. Bởi vậy, video là công cụ hữu ích giúp bạn kết nối với các khách hàng hiệu quả hơn mà chẳng cần mất quá nhiều chi phí.

Giảm giá khuyến mại

Chính sách khuyến mại là không thể thiếu với bất cứ hoạt động kinh doanh nào. Đây là hoạt động tiếp thị khá truyền thống nhưng lại đơn giản và mang lại hiệu quả lớn: đơn giản, dễ triển khai, dễ tiếp cận với khách hàng để tăng sự chú ý,…

Tuy nhiên bạn cũng cẩn thận nếu sử dụng bừa bãi, không những không mang lại hiệu quả mà còn khiến cho cửa hàng đồ ăn nhanh của bạn bị thiệt hại, ảnh hưởng tới thương hiệu.

Bước 9: Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Đối với cửa hàng ăn nhanh, khách hàng chủ yếu tự phục vụ mình nên bạn cũng không cần thuê quá nhiều nhân viên. Tuy nhiên, dù không yêu cầu số lượng nhiều nhưng đội ngũ nhân viên phục vụ phải có kỹ năng nghiệp vụ chuyên nghiệp.

Thứ hai là thời gian, hầu hết khách hàng lựa chọn đồ ăn nhanh vì đang vội hoặc không có nhiều thời gian, do đó, các món ăn cần được chuẩn bị sẵn sàng mọi lúc, tránh làm khách hàng phải chờ đợi hay khó chịu với dịch vụ của cửa hàng.

Trên đây là một số những gợi ý hữu ích từ Minh Đức Tech & Media giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi với ý tưởng kinh doanh thức ăn nhanh. Mọi thắc mắc đều đã được giải quyết ngại gì không bắt tay vào mở ngay cho mình một cửa hàng thức ăn nhanh “độc, lạ, hấp dẫn” nhỉ.Chúc bạn thực hiện thành công ước mơ của mình.

MĐ Team