ĐÓNG GÓI THƯƠNG HIỆU BỨT PHÁ DOANH THU MÙA DỊCH

Đóng gói thương hiệu – Câu chuyện mà được rất ít doanh nghiệp trong ngành F&B quan tâm cho đến khi… dịch tới! Bên cạnh cải thiện chất lượng sản phẩm, đầu tư vào bao bì là một giải pháp giúp nhiều doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm, “vượt dịch” thành công.

Cùng Minh Đức Tech & Media khám phá bí quyết thành công này ngay thôi nào!

dong-goi-thuong-hieu-1

1. BAO BÌ KHÔNG CHỈ LÀ BAO BÌ?

Trong thị trường kinh doanh F&B tại Việt Nam, bao bì vẫn thường chỉ coi là một “vật chứa” sản phẩm, chính vì thế không có quá nhiều thương hiệu tập trung vào những yếu tố như chất liệu, thiết kế, ý nghĩa,… của bao bì.

Tuy nhiên, khi dịch bùng phát, Delivery phát triển hơn bao giờ hết, bao bì liệu có phải chỉ là “bao bì” không?

2. LIÊN KẾT GIỮA BAO BÌ VÀ SẢN PHẨM

Tính liên kết giữa bao bì và sản phẩm thể hiện được cách thương hiệu đầu tư tỉ mỉ và nâng tầm giá trị chính sản phẩm của mình.

Mỗi dòng sản phẩm có thể được đựng trong những bao bì với hình dạng không giống nhau, thể hiện được sự khác biệt và “tính cách” của từng dòng sản phẩm đó, giúp tạo dấu ấn với khách hàng về đặc trưng sản phẩm của từng thương hiệu.

3. CÔNG NĂNG ĐA DẠNG, CHẤT LIỆU LƯU GIỮ ĐƯỢC HƯƠNG VỊ

Làm thế nào để sản phẩm đến tay khách hàng mà không bị ảnh hưởng bởi mùi hương xung quanh là điều tối quan trọng mà các doanh nghiệp F&B luôn cần lưu ý.

Hiện nhiều thương hiệu F&B đã lựa chọn chất liệu thuỷ tinh để khắc phục những điểm yếu của chất liệu nhựa thông thường. Với sản phẩm có tính đặc trưng như cà phê, đồ uống, việc sử dụng các chai thuỷ tinh kín và chắc chắn sẽ không làm hương vị của cà phê bị thay đổi trong suốt quá trình giao hàng.

Bên cạnh đó chất liệu cũng cần THUẬN TIỆN ĐỂ BẢO QUẢN VÀ LƯU TRỮ.

4. THIẾT KẾ ĐỒNG BỘ

SỰ ĐỒNG BỘ TRONG THIẾT KẾ là cách để “in đậm” ấn tượng về thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Có thể dễ dàng thấy được phong cách thiết kế của các thương hiệu từ font chữ chủ đạo cùng tone màu đất trầm xuyên suốt trên mọi bao bì: tem nhãn trên chai, tag giao hàng,… Việc đồng bộ thiết kế như vậy sẽ khách hàng sẽ ngay lập tức nhớ tới thương hiệu mỗi khi nhắc tới một đặc trưng của thương hiệu đó.

ĐỒNG BỘ KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ ĐƠN ĐIỆU

Mỗi thường hiệu cần luôn có sự cách điệu trong bao bì của mình. Ví dụ trong những dịp lễ tết có thể có những bộ sản phẩm thiết kế mới mẻ, cách điệu độc lạ dành riêng cho dịp đặc biệt nào đó.

5. LOVE AT FIRST SIGHT

Vì ấn tượng đầu tiên luôn là ấn tượng đáng nhớ nhất, nên làm khách hàng “love at first sight” với thương hiệu là một cách để tăng lòng trung thành của khách hàng.

MẶT TRƯỚC LÀ THÔNG TIN

Thông tin đầy đủ về món ăn, đồ uống là những gì người tiêu dùng quan tâm.

Bên cạnh những điều cơ bản như tên món ăn, đồ uống; nguyên liệu làm nên sản phẩm thì những thông tin về dung tích, khối lượng, nên sử dụng như thế nào hay những thông tin về dinh dưỡng cũng khiến khách hàng cảm thấy được an tâm.

Sự đầu tư vào tem nhãn sản phẩm từ nội dung đến cách sử dụng các hình tượng thực sự sẽ giúp làm bao bì của sản phẩm trở nên khác biệt hơn hẳn so với những thương hiệu khác.

MẶT SAU LÀ THÔNG ĐIỆP…

…Là cách mà các thương hiệu có thể “đốn tim” khách hàng.

Những câu “tâm tình thủ thỉ” đáng yêu đã tạo cảm giác thân thiện, tới gần hơn với người tiêu dùng và cũng là điểm nhấn riêng của thương hiệu.

6. THƯƠNG HIỆU KỂ CHUYỆN, KHÁCH HÀNG NGHE

Bao bì không chỉ là bao bì, mà đó còn là CÔNG CỤ KỂ CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU

Điểm hấp dẫn trong bao bì của sản phẩm nằm ở cách nó đã kể câu chuyện thương hiệu thông qua những bao bì của mình như thế nào. Mỗi sản phẩm khi được gửi đến khách hàng đều có thể đi kèm với một câu chuyện về chính những sản phẩm đó: về vùng nguyên liệu, giá trị của từng nguyên liệu,…

Việc đảm bảo về nguồn gốc cũng như cung cấp những điểm khác biệt về sản phẩm là cũng giúp làm tăng giá trị của sản phẩm với khách hàng.

Không chỉ cung cấp thông tin về những sản phẩm đó, đây còn là một cách để thương hiệu tạo dựng niềm tin và uy tín trong lòng khách hàng.

 

MĐ Team