8 BƯỚC MUA NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU F&B CƠ BẢN CẦN GHI NHỚ

Ngành F&B được xem là “khu đất” màu mỡ để kinh doanh nhượng quyền thương hiệu phát triển. Hình thức này đã đưa nhiều thương hiệu đồ ăn, thức uống lớn vươn xa ra thế giới, trong đó có các thương hiệu tại Việt Nam.

Tiếp nối chuỗi bài viết tìm hiểu về hình thức kinh doanh này, bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình mua nhượng quyền thương hiệu, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho quá trình kinh doanh chuyên nghiệp trong tương lai.

Bước 1: Đánh giá doanh nghiệp của bạn đã sẵn sàng?

Hãy xem xét mô hình kinh doanh của bạn, liệu nó có phù hợp với nhu cầu sở thích và điều kiện cá nhân? Tiếp đó, hãy kiểm tra tài chính của mình, mức độ đầu tư của mình có đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của cửa hàng không?

Đừng quên thu thập dữ liệu và nghiên cứu thị trường, điều này giúp bạn khẳng định rằng nhu cầu tiêu dùng đang phát triển và phù hợp cho việc kinh doanh nhượng quyền mà bạn sẽ cung cấp, và xác định vị trí trên thị trường nếu có một hoặc nhiều đối thủ cạnh tranh mới. Đừng quên xây dựng kế hoạch kinh doanh để đánh giá điểm mạnh – yếu của bản thân, và cơ hội – thách thức của thị trường.

Bước 2: Tiến hành lựa chọn thương hiệu nhượng quyền

Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng trong quy trình mua nhượng quyền thương hiệu, yêu cầu bạn nghiên cứu và đánh giá kỹ thị trường kinh doanh, đồng thời “điều tra” thương hiệu bạn mong muốn hướng tới.

Bạn cần xem xét nhiều thương hiệu trong ngành, lĩnh vực mà mình đang quan tâm sau đó so sánh về thương hiệu. Tránh mua các thương hiệu có tuổi đời thấp dưới 2 năm. thương hiệu mà ít người biết tới.

Bước 3: Tìm hiểu về đơn vị, công ty nhượng quyền

Đây chính là giai đoạn tìm hiểu về người chủ của thương hiệu đó cũng như đơn vị, công ty nhượng quyền thông qua các kênh như mạng xã hội, văn phòng nhượng quyền. Bạn sẽ được cung cấp một loạt thông tin về doanh nghiệp bạn có ý định mua nhượng quyền thương hiệu bao gồm: các báo cáo tài chính được kiểm toán, một cuốn sổ tay hoạt động cho người nhận quyền kinh doanh, và mô tả kinh nghiệm kinh doanh của nhóm quản lý. Vì vậy, hãy chú ý khi thực hiện.

Bước 4: Tìm hiểu cửa hàng khác trong hệ thống

Bạn có thể tham quan nhiều địa điểm cửa hàng và so sánh các cửa hàng với nhau. các tiêu chí tìm hiểu gồm có, quan sát số lượng khách hàng/ ngày. Từ đó đáng giá về doanh thu, chất lượng phục vụ của nhân viên, nếu đồng đều chứng tỏ hệ thống đào tạo rất tốt.

Đặc biệt, hãy kiểm tra hương vị của các loại sản phẩm phải giống nhau. Nếu mỗi cửa hàng có một hương vị riêng có nghĩa là nội bộ các cửa hàng đang có vấn đề, như họ tự nhập nguồn hàng khác, nhân viên đào tạo chưa bài bản chuyên nghiệp.

Minh Đức Tech & Media đã kể cho bạn nghe một câu chuyện vui:  Có người đi từ Bắc vào Nam để kiểm nghiệm chất lượng Highland Coffee bằng cách gọi món trà sen vàng và đếm số lượng hạt sen, quả nhiên số lượng hạt sen mọi cửa hàng là giống nhau, chất lượng giống nhau. Sau đó họ đã quyết định mua nhượng quyền thương hiệu của Highland Coffee.

Bước 5: Đánh giá năng lực và nghiên cứu kỹ hợp đồng mua nhượng quyền

Bạn cần liên hệ với bộ phận nhượng quyền để tìm hiểu trước các điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền. Nếu như bạn chưa có chuyên môn để xem các điều khoản này hãy tham vấn người có chuyên môn hoặc mời luật sư.

Tại đây bạn cần lưu ý rất nhiều điều khoản trong đó có chi phí nhượng quyền, chi phí vận hành hàng tháng, thời gian, thời hạn của hợp đồng, các điều khoản về hỗ trợ điểm bán,… Đây là bước khá quan trọng trong quy trình mua nhượng quyền thương hiệu, vì vậy hãy chú ý.

Bước 6: Tìm kiếm mặt bằng phù hợp

Bạn cần tìm mặt bằng phù hợp với mô hình kinh doanh và điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền. Bạn có thể tham khảo mặt bằng tại các điểm đã kinh doanh tốt của thương hiệu để lựa chọn địa điểm tương đồng. tránh các địa điểm cùng thương hiệu mà quá gần địa điểm bạn muốn mở. Như vậy sẽ cạnh tranh nội bộ thương hiệu và có thể vi phạm vào chính sách nhượng quyền, dẫn đến nhiều sai sót trong quá trình kinh doanh nhượng quyền.

Bước 7: Ký hợp đồng nhượng quyền với bên bán

Kiểm tra lại một lần nữa các điều khoản ghi trong hợp đồng. Những điều chính yếu về hợp đồng nhượng quyền mà bạn phải chú ý là: khu vực được nhượng quyền; phí nhượng quyền ban đầu; phí nhượng quyền hàng tháng; sự hỗ trợ và các điều khoản có lợi, bất lợi trong quá trình kinh doanh; các điều khoản chấm dứt hợp đồng. Như vậy, quy trình mua nhượng quyền của bạn sẽ được đảm bảo nhanh chóng và an toàn.

Bước 8: Mở cửa hàng để bắt đầu quá trình kinh doanh và đầu tư của mình

Đây chính là giai đoạn bạn “tự thân vận động” dựa trên các kinh nghiệm của bên bán nhượng quyền thương hiệu đã truyền đạt như theo hợp đồng.

Trên đây là quy trình mua nhượng quyền thương hiệu hoàn chỉnh. Nếu bạn có thắc mắc mong muốn được giải đáp, hãy liên hệ ngay với Minh Đức Tech & Media để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí nhé.

MĐ Team