6 BƯỚC PHÁT TRIỂN ĐIỂM BÁN HÀNG ĐỘC NHẤT (USP) MÀ CÁC MARKETERS NÊN BIẾT

Trong môi trường đầy cạnh tranh hiện nay, việc nhận biết được điểm khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh là điều quan trọng giúp bạn có thể thu hút khách hàng thành công và tối ưu chuyển đổi trong các chiến dịch Marketing.

USP LÀ GÌ?

USP là viết tắt của từ Unique Selling Proposition, có nghĩa là điểm bán hàng khác biệt / độc nhất. USP là yếu tố đem lại lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu của bạn, giúp bạn có thể trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

USP của bạn có thể là điểm khác biệt về chi phí (chiến lược kinh doanh dẫn đầu về chi phí), chất lượng sản phẩm, sản phẩm đầu tiên có mặt trên thị trường hoặc một số điểm Unique Selling Proposition khác.

Để xác định được USP hay lợi thế cạnh tranh của mình, bạn cần trả lời được những câu hỏi sau:
  • Bạn có thể mang lại lợi ích gì tới khách hàng và giúp họ giải quyết được những vấn đề của họ như thế nào?
  • Thương hiệu của bạn có điểm gì khác biệt và mới lạ so với các đối thủ khác trên thị trường?
  • Các thông điệp truyền thông mà bạn truyền tải đến khách hàng là gì? Những thông điệp đó có thu hút khách hàng hay không?

CÁC YẾU TỐ CẦN CÓ CỦA MỘT USP HIỆU QUẢ

  • USP cần độc đáo

Một đặc điểm hiển nhiên cần có ở một điểm bán hàng đặc biệt là tính độc đáo của nó. USP của bạn cần có yếu tố độc đáo để thu hút khách hàng và thuyết phục họ mua sản phẩm / dịch vụ mà bạn cung cấp thay vì lựa chọn sản phẩm của đối thủ.
  • USP cần dựa trên nhu cầu của khách hàng mục tiêu

Tất nhiên các điểm khác biệt của sản phẩm / dịch vụ cần phải dựa trên nhu cầu của khách hàng mục tiêu. USP cũng phải được sử dụng nhằm mục đích đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng. Ví dụ như tính năng mới của sản phẩm có thật sự cần thiết và cung cấp giá trị đến cho khách hàng hay không.

6 BƯỚC PHÁT TRIỂN USP MÀ CÁC MARKETERS NÊN BIẾT

Bước 1: Hiểu rõ về sản phẩm / dịch vụ

Bước đầu tiên để bạn có thể xây dựng và phát triển Unique Selling Proposition thành công đó là việc hiểu rõ về sản phẩm / dịch vụ mà mình cung cấp.

Khi đã hiểu rõ về sản phẩm / dịch vụ của mình, bạn mới có thể biết được mình đang làm gì, mình đang quảng bá sản phẩm / dịch vụ như thế nào tới khách hàng, sản phẩm / dịch vụ có chức năng hay điểm gì đặc biệt so với đối thủ hay không.

Bước 2: Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu

Sau khi đã hiểu rõ về sản phẩm / dịch vụ mà mình cung cấp, bước tiếp theo của việc xây dựng và phát triển Unique Selling Proposition là bước vẽ chân dung khách hàng mục tiêu.

Bằng việc xây dựng chân dung và hiểu về khách hàng mục tiêu, bạn sẽ có chiến lược phân bổ các nguồn lực hợp lý và có thể xây dựng chiến lược Marketing cũng như bán hàng hiệu quả để xây dựng và phát triển USP của mình.

Về cơ bản, việc vẽ chân dung khách hàng bao gồm 3 bước:

+ Thu thập thông tin về khách hàng

+ Xử lý dữ liệu

+ Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu dựa trên dữ liệu đã thu thập và xử lý.

Bước 3: Nghiên cứu thị trường

Khi đã hiểu về sản phẩm và vẽ được chân dung khách hàng, bạn cần tiến hành nghiên cứu thị trường để có thể nhận biết được Unique Selling Proposition của mình là gì.

Nghiên cứu thị trường hay Market Research là một quá trình thu thập, xử lý, phân tích những thông tin liên quan đến khách hàng, đối thủ, thị trường mục tiêu với mục đích giúp bạn có thể triển khai được những chiến lược marketing phù hợp hơn nhằm cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng tỉ lệ chuyển đổi.

Khi hiểu rõ về thị trường mục tiêu thông qua việc nghiên cứu thị trường, bạn mới có thể xác định được USP của mình một cách hiệu quả.

Bước 4: Hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh

Đây là bước cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển USP. Bạn cần hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của mình là ai, tính năng của sản phẩm hay dịch vụ của họ có gì đặc biệt không, khách hàng của họ là ai để từ đó xác định được điểm bán hàng độc nhất của mình để sở hữu được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

Bạn có thể phân tích đối thủ theo mô hình SWOT để hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cũng như những cơ hội hay rủi ro chính tác động đến hoạt động marketing và bán hàng của họ.

Bước 5: Tổng hợp và chọn lọc thông tin để xác định USP của doanh nghiệp

Khi đã tìm hiểu về sản phẩm, khách hàng, thị trường cũng như phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn cần tổng hợp và chọn lọc thông tin qua các bước phân tích để xác định được Unique Selling Proposition cho riêng mình.

Bạn cũng nên chọn lọc 1-2 điểm USP phù hợp nhất để phát triển các chiến lược xây dựng thương hiệu và Marketing.

Bước 6: Đánh giá hiệu quả

Bước cuối cùng trong quy trình xây dựng và phát triển USP đó là đánh giá hiệu quả.

Khi xây dựng được USP rồi, bạn có thể đánh giá hiệu quả của USP đó liệu có thật sự hiệu quả hay không. Liệu Unique Selling Proposition mà bạn đưa ra có phải điểm bán hàng độc nhất giúp bạn sở hữu được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ và thu hút khách hàng hiệu quả không.

MĐ Team