10 MẸO THIẾT KẾ PORTFOLIO DOANH NGHIỆP ẤN TƯỢNG

Từ trước đến nay, Portfolio luôn được coi như một “điểm tựa” của cá nhân hay doanh nghiệp trong việc thể hiện khả năng, năng lực của mình. Ngày nay, Portfolio được sử dụng ở rất nhiều các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống, đặc biệt là xây dựng thương hiệu.

Portfolio doanh nghiệp là gì?

Portfolio (Hồ sơ năng lực) là khái niệm được xây dựng dựa trên hai cụm từ quan trọng trong tiếng Pháp: port (nghĩa là mang, cầm) và folio (trang sách, tập hồ sơ). Và khi nhắc đến portfolio, bạn có thể hiểu đó chính là các sản phẩm cụ thể chứa đựng các thông điệp mà người sở hữu muốn truyền tải, gửi gắm hay thể hiện với một đối tượng nào đó.

Portfolio Powerpoint Presentation Template by Zacomic

Trên phương diện kinh doanh chuyên nghiệp, portfolio có thể hiểu là nơi tóm tắt và lưu trữ các sản phẩm, năng lực cụ thể của cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp đến các khách hàng tiềm năng. Hay theo như nghĩa cơ bản mà chúng ta vẫn thường gọi đó là “Hồ sơ năng lực”.

Vai trò của Portfolio trong xây dựng thương hiệu

Thay vì tiến hành các cuộc khảo sát, bài kiểm tra, giờ đây các tổ chức, đối tác, doanh nghiệp có thể đánh giá đối tượng khác nhanh chóng, dễ dàng hơn thông qua porfolio của họ. Tuy nhiên, nhiều hồ sơ năng lực được xây dựng và phát triển bởi mỗi cá nhân, doanh nghiệp và đôi khi có thể mang tính chất chủ quan. Vì thế thông thường người đánh giá sẽ xem portfolio như một kênh và phương tiện để tham khảo và biết nhiều thông tin hơn về đối tượng, đơn vị được nói đến trong porfolio đó, bên cạnh đó cũng kết hợp các phương tiện khác để quyết định xem đó có phải là đối tượng hợp tác tiềm năng hay không.

9 TIPS THIẾT KẾ PORTFOLIO ẤN TƯỢNG

Ví dụ: Khi bạn muốn kí hợp đồng với đối tác, xin gia nhập một công ty… thì portfolio là thứ sẽ giúp tăng cơ hội cho bạn, bên cạnh việc đàm đạo hay thương thuyết chỉ trong một buổi ngắn.

Các mẫu portfolio đóng vai trò khá quan trọng trong xây dựng thương hiệu, dù là thương hiệu cá nhân hay thương hiệu của cả một công ty, doanh nghiệp. Trong thời buổi mà mọi lĩnh vực kinh doanh đều mang tính cạnh trang cao độ, việc thuyết phục và gửi đến thật nhiều thông tin cốt lõi đến khách hàng trong thời gian ngắn là điều các doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu.

Các loại mẫu portfolio cơ bản

Căn cứ vào nhóm đối tượng, có thể chia các mẫu portfolio thành 2 loại cơ bản:

  • Portfolio cá nhân (Hồ sơ năng lực cá nhân): Thường thể hiện các sản phẩm, thành tích cụ thể mà cá nhân này tích lũy được trong quá trình làm việc và xây dựng thương hiệu của mình, các bằng chứng và cam kết về uy tín của bản thân
  • Portfolio doanh nghiệp (Hồ sơ năng lực doanh nghiệp): Thể hiện các sản phẩm, gói dịch vụ, mức độ phục vụ mà công ty, đơn vị có thể phục vụ khách hàng. Thường portfolio doanh nghiệp có thể kèm theo các dự án, hợp đồng, danh sách các đối tác từng hợp tác thành công.

Xây dựng thương hiệu bằng Portfolio

Các nội dung thường được thể hiện trong portoflio:

  • Lý lịch bản thân (tên tuổi, lĩnh vực hoạt động, tiểu sử, địa chỉ liên lạc)
  • Kinh nghiệm chuyên môn
  • Thành tích (giải thưởng, kỹ năng…)
  • Các khách hàng, thương hiệu đã từng cộng tác
  • Các hình ảnh minh họa liên quan

10 mẹo thiết kế Portfolio ấn tượng

Chắc chắn với một mẫu thiết kế Portfolio độc đáo sẽ tạo được ấn tượng cho nhà tuyển dụng. Mời bạn cùng khám phá 10 bí quyết thiết kế Portfolio là gì để chinh phục nhà tuyển dụng nhé!

1. Cân nhắc kỹ những điều bạn muốn đặt lên Portfolio

Bạn không nên đưa mọi thông tin chi tiết lên giao diện Portfolio chính, tại đây nên để vài bức ảnh thể hiện tổng quan cùng những mục chính là đủ, tránh rườm rà và kê khai chi tiết.

2. Chọn lựa những hình ảnh đắt giá nhất

Để tạo ấn tượng với người xem và thể hiện được những thế mạnh của mình, bạn nên chọn những dự án thành công, nhận được nhiều đánh giá cao từ người xem để đưa lên portfolio của mình. Ngoài ra, nên lựa chọn những hình ảnh độc đáo bởi nó sẽ tác động tới hành vi người dùng có click vào dự án đó xem hay không.

3. Đa dạng portfolio

Việc đưa ra một kiểu, một phong cách thiết kế trên portfolio đôi lúc sẽ gây ra sự nhàm chán và đơn điệu. Vậy nên hãy đa dạng portfolio của mình để thể hiện được nhiều sức sáng tạo của bạn hơn, bớt sự “một màu”.

4. Số lượng portfolio vừa đủ

Thông thường, các portfolio cần có khoảng từ 10 đến 20 dự án khác nhau, không nên để quá ít nhưng đồng thời không nên quá nhiều khiến người xem đánh mất đi sự tập trung vào những dự án trọng điểm bạn muốn họ xem nhất.

5. Nên có 1 portfolio in ấn

Hầu hết các designer hiện nay đều sử dụng portfolio trên online, nhưng để thuận tiện cho bạn, đặc biệt là mỗi khi đi phỏng vấn trực tiếp thì bạn nên tạo cả bản portfolio in ấn cho mình.

6. Cập nhật xu hướng

Trừ những dự án thành công làm nên tên tuổi của bạn thì những dự án khác có “tuổi đời” trên 3 năm cần cần nhắc đưa vào hay không, có lỗi thời và có cập nhật xu hướng bây giờ. Bởi xu hướng thiết kế và công nghệ luôn thay đổi liên tục, bạn sẽ nhanh chóng bị “quê” nếu không thích ứng với thời cuộc hiện đại.

7. Chụp ảnh sản phẩm thực tế

Nếu như một số dự án đã có sẵn các sản phẩm thực tế, bạn cũng nên chụp ảnh chúng để đưa lên trên portfolio. Như vậy người xem sẽ cảm giác thực tế hơn nhiều so với các phiên bản demo được thực hiện trên máy.

8. Thông tin của từng dự án

Bạn cũng nên đưa các thông tin quan trọng về các dự án để người xem có thể hiểu hơn về quy trình thiết kế, mục tiêu, đề bài của khách hàng cũng như cách các bạn triển khai dự án. Thêm vào đó, bạn cũng nên đưa ra các đánh giá mức độ thành công của dự án mình từng làm.

9. Dùng các hiệu ứng trên các portfolio online

Không thể phủ nhận rằng các hiệu ứng có thể giúp cho portfolio của bạn trở nên sinh động và lung linh hơn, nhưng nó cũng góp phần không nhỏ khiến website của bạn trở nên nặng nề, tải chậm hơn và ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng. Do đó, bạn nên cân nhắc có nên sử dụng các hiệu ứng này vào portfolio online của mình.

10. Review, thêm, xóa và chỉnh sửa

Trong quá trình hoàn thiện Portfolio, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của người khác để tăng phần khách quan. Thêm vào đó,  hãy thường xuyên cập nhật, bổ sung Portfolio với những dự án mới, cũng như xóa nhưng tác phẩm quá cũ và không còn hợp thời nữa.

Doanh nghiệp có thể làm portfolio dạng bản in hoặc phiên bản mềm online để tiện cho việc xem và tham khảo của đối tác. Các cá nhân thường làm porfolio online để tiết kiệm chi phí, và phần lớn doanh nghiệp đổ một phần kinh phí không nhỏ để in ấn các hồ sơ năng lực ở phiên bản giấy để tiện trao đổi và quảng bá với khách hàng.

 

MĐ Team